Xét xử mẹ 'nữ sinh giao gà': Thêm 2 tử tù 'kêu oan'
Chúc người binh sĩ lên đàngĐồng Nai: Khởi tố thợ điện máy giả danh công an lừa tình và tiền của phụ nữ
Ngày 10.1, Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15.1.Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin diễn ra tại thời điểm hai nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2025.Quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Nga đã đạt những kết quả tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, trong đó có lĩnh vực năng lượng, dầu khí, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước.Trước đó, tại cuộc họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong năm 2024, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko khẳng định, tình hữu nghị truyền thống và quan hệ tin cậy giữa hai nước, được vun đắp trong thời kỳ khó khăn và ở thời điểm hiện tại, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực.Đại sứ Bezdetko khẳng định, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin tới Việt Nam vào tháng 6 vừa qua đã tạo động lực quan trọng cho sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều khía cạnh.Đại sứ cũng nhắc tới Tuyên bố chung và 15 văn kiện được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm; cho rằng đây là những kết quả ấn tượng, làm nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt - Nga trong thời gian tới.
Cổ phiếu bị bán mạnh, hơn 1,5 tỉ USD ồ ạt mua vào bắt đáy
Ông Trump ngày 7.3 có cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng bên cạnh Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Gianni Infantino. Các phóng viên đã đặt vấn đề rằng liệu những căng thẳng hiện nay giữa Mỹ với Canada và Mexico về thương mại có tác động đến World Cup 2026 hay không, AFP đưa tin.“Căng thẳng là một điều tốt. Tôi nghĩ điều đó sẽ làm mọi chuyện thú vị hơn”, ông Trump nói. Tổng thống Mỹ cũng ký sắc lệnh lập nhóm chuyên trách vấn đề liên quan World Cup 2026 do đích thân ông Trump đứng đầu. Nhóm này sẽ hỗ trợ khâu lên kế hoạch cho giải đấu được ông Trump mô tả là “sự kiện thể thao lớn nhất lịch sử”.World Cup 2026 sẽ diễn ra vào hè năm sau tại Bắc Mỹ. Hiện nay, giữa 3 nước đồng tổ chức gồm Mỹ, Canada và Mexico đang tồn tại những mâu thuẫn sau khi ông Trump áp thuế lên Mexico và Canada. Hai nước láng giềng cũng thông báo sẽ có biện pháp đáp trả.Cũng trả lời họp báo ngày 7.3, Chủ tịch FIFA Infantino cho biết World Cup 2026 cùng giải bóng đá cấp câu lạc bộ (Club World Cup) được tổ chức tại Mỹ vào hè năm nay ước tính sẽ thu hút 10 triệu du khách, tạo 200.000 việc làm và mang lại doanh thu 40 tỉ USD cho Mỹ. “Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho toàn thế giới và điều này chắc chắn là vô giá”, Đài NBC News dẫn lời ông Infantino.Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kristi Noem được hỏi về năng lực đảm bảo an ninh cho sự kiện quy mô lớn như World Cup, đặc biệt sau sự hỗn loạn ở trận chung kết giải bóng đá Nam Mỹ Copa America ở bang Florida năm ngoái. Bà Noem nói sẽ điều hành "trung tâm chỉ huy sự cố" tại các thành phố tổ chức và hợp tác với các cơ quan liên bang, cơ quan thực thi pháp luật địa phương và các đối tác quốc tế để đảm bảo giải đấu diễn ra suôn sẻ.
Hai vệ tinh nói trên, mỗi chiếc nặng 220 kg, đã được phóng vào tháng trước trên một tên lửa duy nhất từ địa điểm phóng Sriharikota của Ấn Độ. Sau đó, hai vệ tinh tách ra, theo AFP.Đến hôm nay 16.1, hai vệ tinh đã được điều khiển ghép lại với nhau trong một quá trình "chính xác" dẫn đến "việc ghép nối tàu vũ trụ thành công", theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO). ISRO gọi đó là "khoảnh khắc lịch sử".Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư thực hiện được sứ mệnh trên, được gọi là SpaDeX hay Thí nghiệm Ghép nối Không gian, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc. Mục tiêu của SpaDeX là "phát triển công nghệ cần thiết để gặp gỡ, ghép nối và tách ghép hai tàu vũ trụ nhỏ", theo ISRO. Hai nỗ lực ghép nối trước đó đã bị hoãn lại do các vấn đề kỹ thuật.Công nghệ ghép nối đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực không gian trong tương lai, chẳng hạn như dịch vụ vệ tinh và khi cần phóng tên lửa nhiều lần để đạt được mục tiêu của sứ mệnh, theo CNN.Công nghệ ghép nối sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Ấn Độ muốn thành công trong việc thúc đẩy tham vọng đưa một công dân Ấn Độ lên mặt trăng và xây dựng một trạm không gian, theo ISRO. Công nghệ này sẽ cho phép Ấn Độ chuyển vật liệu từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ này sang vệ tinh hay tàu vũ trụ khác, như mẫu vật mặt trăng và cuối cùng là con người trong không gian.Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã thể hiện tham vọng du hành vũ trụ của mình trong thập niên qua với chương trình không gian phát triển đáng kể, sánh ngang với các cường quốc với mức giá thấp hơn nhiều, theo AFP. Vào tháng 8.2023, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh tàu không người lái lên mặt trăng.
Chật kín người chờ đợi xem pháo hoa giao thừa
Trưa 8.3, thông tin từ UBND xã Thanh Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn khiến 1 người đi cấp cứu và nhiều phương tiện hư hỏng.Vụ việc xảy ra khoảng 10 giờ cùng ngày trên tuyến QL1 đoạn qua thôn Tiền Phong (xã Thanh Trạch) theo hướng nam - bắc, khi 2 xe tải, 2 xe khách, 1 ô tô và 1 xe máy va chạm liên hoàn. Sau vụ tai nạn, người điều khiển xe máy (chưa rõ danh tính) bị thương, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Các phương tiện khác bị hư hỏng nặng.Hiện lực lượng chức năng đang có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn nói trên.